IC ổn áp là gì?
IC ổn áp là một loại linh kiện điện tử được sử dụng trong các mạch điện có tác dụng ổn định điện áp, tức là dù cho đầu vào có thay đổi điện áp nhưng đầu ra vẫn giữ được mức điện áp ổn định cung cấp cho tải. Thông thường IC ổn áp sẽ có 3 chân. Một số IC ổn áp còn có những ưu điểm vượt trội như tản nhiệt, chống sét, bảo vệ ngắn mạch,...
Trong các mạch ổn áp, IC ổn áp cố định thường được dùng để ổn định điện áp. Cho dù điện áp đầu vào hay điều kiện tải có thay đổi thì chúng sẽ cung cấp điện áp đầu ra ở mức cố định. Với ứng dụng này chúng sẽ giúp các thiết bị hoạt động ổn định và bền bỉ, tránh các trường hợp gây hại đến thiết bị.
Phân loại IC ổn áp
IC ổn áp có thể được phân loại theo nhiều cách khác nhau. Một kiểu phân loại phổ biến là IC ổn áp 3 chân và IC ổn áp 5 chân. Một cách phổ biến khác để phân loại là IC ổn áp cố định (dương và âm), IC ổn áp có thể điều chỉnh (dương và âm).
Nguyên lý hoạt động của IC ổn áp
Một linh kiện đóng vai trò vô cùng quan trọng trong mạch ổn áp là diode Zener (diode ổn áp). Mạch ổn áp cơ bản nhất bao gồm một điện trở và một diode ổn áp: Khi cho dòng điện ngược cực qua nó, nó sẽ luôn ghim ở mức điện áp cố định.
Về cơ bản khi mắc điện trở với cực Catot của diode zener sau đó cấp dương nguồn vào điện trở cấp GND vào Anot. Kết quả, điện áp cấp vào 20V, điện áp đầu ra sẽ gần 15V. Nếu tăng điện áp đầu vào 25V thì điện áp vẫn ổn định và không chênh lệch nhiều.
Trên thực tế vì điện trở R có hạn dòng khá cao nên với những mạch điện tiêu thụ dòng điện lớn ta cần sử dụng thêm một transistor. Đây là mạch điện được sử dụng cực kỳ nhiều trên thực tế. Hoạt động của mạch điện như sau:
Điện áp tại chân B của transistor sẽ được ghim áp bằng mạch ổn áp vừa kể trên. Đặc biệt, transistor có một đặc tính dẫn rất hay đó là nó có điện áp thế tại chân B luôn cao hơn điện thế chân E khoảng 0.6V đây chính là điện áp rơi trên diode BE trong mô hình diode tương đương của transistor. Như thế nếu chúng ta cho điện áp đầu vào có dạng xV6 thì chúng ta sẽ có điện áp đầu ra VB rất là tròn.