08/09/2022
0

Tìm hiểu về cảm biến vân tay: nguyên lý hoạt động, ứng dụng

Cảm biến vân tay là gì?

Cảm biến vân tay là loại cảm biến sử dụng công nghệ sinh trắc học để quét vân tay của người dùng với nhiều loại sóng riêng biệt. Nó sử dụng sóng để quét các bề mặt lồi lõm trên bề mặt da của các ngón tay. Và Lưu lại các đường vân trên ngón tay tạo ra quy ước riêng cho từng người. Công nghệ cảm biến vân tay này hiện nay được sử dụng rộng trên điện thoại Smart Phone, khóa cửa vân tay. Theo các nhà khoa học, mỗi người trong số chúng ta đều sở hữu những đường vân tay riêng biệt, tỉ lệ trùng lặp vân tay của mỗi người là 1/7 tỉ, nên độ bảo mật của nó là rất cao.

Cảm biến vân tay AS608

Cảm biến vân tay hoạt động như thế nào?

Hầu hết công nghệ nhận dạng vân tay hoạt động theo nguyên tắc: Khi đặt ngón tay lên trên một thiết bị đọc dấu vân tay, ngay lập tức thiết bị này sẽ thực hiện quét hình ảnh ngón tay đó và đưa vào hệ thống. Hệ thống sẽ thực hiện xử lý dấu vân tay, chuyển đổi thành dạng dữ liệu số rồi đối chiếu các đặc điểm của vân tay đó với dữ liệu đã được lưu trữ trong hệ thống.

Nếu dấu vân tay này khớp với dữ liệu đã lưu trong hệ thống thì các chức năng tiếp theo sẽ được thực hiện. Trên lý thuyết, nhận dạng vân tay sẽ cho phép loại bỏ hoàn toàn các loại mật khẩu song vẫn đảm bảo tính bảo mật khi người dùng đăng nhập vào thiết bị.

Cảm biến vân tay R503

Cảm biến vân tay quang học

Đây là một trong những công nghệ được xem là lâu đời nhất hoạt động dựa trên việc chụp ảnh quang học và nhận dạng dấu vân tay.  Công nghệ này sử dụng camera để phân tích các điểm lồi lõm trên vân tay, sau đó so sánh với vân tay đã được lưu sẵn. Trước đó, chúng đã thực hiện lưu lại những gì đã ghi được để sử dụng nhận dạng cho những lần tiếp theo.

Công nghệ này có nhược điểm là nhận dạng vân tay lâu. Thiếu độ chính xác cao, khả năng xử lý dấu vân tay mất nhiều thời gian.

Cảm biến vân tay điện dung

Khác với cảm biến quang học, cảm biến điện dung sử dụng tụ điện để từ đó tiến hành tái tạo lấy mẫu vân tay thông qua ngón tay của người dùng. Việc tái tạo này sẽ được xử lý một cách thận trọng, chi tiết và kỹ càng hơn nên kết quả nhận được sẽ chính xác hơn rất nhiều.

Đây là công nghệ tiên tiến được sử dụng trên các điện thoại thông minh. Ngày nay nó còn được ứng dụng vào các hệ thống khóa cửa vân tay. Nguyên lý hoạt động là sử dụng tụ điện để phân tích kiểm tra các điểm lồi lõm trên bề mặt ngón tay.

Cảm biến vân tay sóng siêu âm

Công nghệ cảm biến sóng siêu âm là công nghệ vẫn đang được nghiên cứu. Loại cảm biến này thường sẽ phát ra nhiều loại sóng với mục đích để phân tích và xác nhận ngón tay. Việc sử dụng sóng siêu âm sẽ có thể chạm tới được từng điểm của ngón tay. Từ đó sẽ khắc họa lại nguyên vân tay và trả về kết quả rất chính xác. Đây là công nghệ đang rất được kỳ vọng hiện nay.

Ưu điểm và nhược điểm của cảm biến vân tay

Ưu điểm

  • Có thể mở khóa hay thực hiện điều khiển thiết bị một cách dễ dàng và nhanh chóng chỉ bằng một lần chạm tay.
  • Vân tay của người dùng là duy nhất và các vân tay đều khác biệt nên độ bảo mật thông tin là rất cao. 
  • Các hệ thống hiện nay có thể nhận dạng nhiều loại vân tay khác nhau nên người dùng có thể sử dụng thiết bị với một hoặc nhiều ngón tay hoặc cấp quyền sử dụng cho nhiều người.

Nhược điểm

  • Khó có thể nhận dạng trong trường hợp dấu vân tay bị biến dạng. Tình trạng này có thể do nhiều yếu tố gây nên như ướt, bụi bẩn, …
  • Công nghệ cảm biến vân tay chỉ có trách nhiệm giúp xác thực thông tin, nếu khi bạn ngủ mà người khác lấy vân tay của bạn thì vẫn sẽ mở được khóa thiết bị và truy cập vào dữ liệu của bạn.

Ứng dụng của cảm biến vân tay

  • Trên điện thoại smartphone
  • Hệ thống khóa cửa vân tay
  • Hệ thống máy chấm công
  • Ứng dụng trong an ninh quốc phòng, y tế
  • Két sắt hay tủ an toàn

Đăng nhập