21/09/2022
0

Tìm hiểu về Bluetooth: đặc điểm, các chuẩn Bluetooth hiện nay

Bluetooth là gì?

Bluetooth là công nghệ cho phép trao đổi dữ liệu giữa các thiết bị trong một khoảng cách ngắn bằng cách sử dụng sóng vô tuyến UHF trong băng tần ISM với tần số 2.4 Ghz. Tuy sử dụng cùng tần số với công nghệ Wifi nhưng chúng không hề xung đột với nhau vì Bluetooth sử dụng tần số có bước sóng ngắn hơn.

Bluetooth được phát minh bởi công ty Ericsson vào năm 1994, nó có thể kết nối nhiều thiết bị và khắc phục các vấn đề về đồng bộ hóa. Ngày nay hầu hết các thiết bị  thông minh đều có sử dụng công nghệ Bluetooth như điện thoại di động, laptop, tablet và thiết bị hỗ trợ cá nhân (Personal Digital Assistant - PDA) khác. Công nghệ này thường được sử dụng để truyền thông tin giữa hai loại thiết bị khác nhau.

Bluetooth chủ yếu được sử dụng để thay thế cho kết nối bằng dây, để trao đổi tệp giữa các thiết bị điện tử với nhau. Hầu hết các thiết bị Bluetooth có phạm vi kết nối tối đa khoảng 10m (33ft) và khoảng cách đó sẽ giảm khi có chướng ngại vật (chẳng hạn như tường).

Đặc điểm nổi bật của Bluetooth

Có công dụng tương tự như dây nối truyền thống.

Hoàn toàn không ảnh hưởng đến sức khoẻ người dùng.

Tính bảo mật cao nhờ công nghệ mã hóa trong. Khi thiết bị được kết nối thì các thiết bị khác không thể lấy cắp dữ liệu.

Phạm vi kết nối trong vòng 10m mà không cần tiếp xúc (hiện nay có loại Bluetooth phát được tín hiệu ở khoảng cách 100m).

Tiện lợi hơn trong đời sống.

Tiết kiệm năng lượng tiêu hao (tối đa khoảng 30mAh trong khi truyền dữ liệu).

Ít có hiện tượng nhiễu loạn tín hiệu với các thiết bị khác.

Dễ dàng tương thích với nhiều loại phần mềm, phần cứng hiện nay.

USB Bluetooth 4.0

Các chuẩn Bluetooth hiện nay

  • Bluetooth 1.0: Đây là phiên bản Bluetooth đầu tiên với tốc độ 1Mpbs, nhưng độ tương thích chưa cao. 
  • Bluetooth 1.1: Phiên bản này sửa được những lỗi cơ bản được phát hiện ở dòng Bluetooth đời đầu. Tuy nhiên, tốc độ kết nối không được cải thiện.
  • Bluetooth 1.2: Dòng Bluetooth này phát triển phụ thuộc vào băng tần 2.4Ghz, có tốc độ kết nối và truyền tải dữ liệu nhanh hơn so với phiên bản Bluetooth trước đó.
  • Bluetooth 2.0 + ERD: Được công bố vào năm 2007, dòng Bluetooth mới này có nhiều cải thiện mới, tiêu biểu là kết nối ổn định và tốc độ truyền tải dữ liệu qua thiết bị khác nhanh hơn.
  • Bluetooth 2.1 + ERD: Chứa toàn bộ ưu điểm của phiên bản 2.0, đồng thời có hiệu năng cao hơn và năng lượng tiêu hao ít hơn. Đồng thời, tích hợp thêm cơ chế kết nối phạm vi nhỏ.
  • Bluetooth 3.0 + HS: Được ra mắt vào tháng 04 năm 2009. Và có tốc độ kết nối cao tương đương chuẩn WiFi thế hệ đầu tiên đạt mức 24Mbps, phụ thuộc vào công nghệ High Speed. Tuy vậy, nhưng tầm phủ sóng chỉ vẫn còn khá hẹp (10 mét).
  • Bluetooth 4.0: Ra mắt tháng 6 năm 2010, phiên bản 4.0 là sự kết hợp của phiên bản Bluetooth 2.1 và 3.0. Ưu điểm nổi bật là tốc độ truyền tải dữ liệu nhanh hơn đồng thời giúp tiết kiệm năng lượng hiệu quả.
  • Bluetooth 4.1: Đây là bản nâng cấp của Bluetooth 4.0 vào năm 2014, nhằm giúp cải thiện tình trạng nhiễu loạn dữ liệu với mạng 4G. Làm cho hiệu suất kết nối, truyền tải giữa các thiết bị được tối ưu hơn.
  • Bluetooth 4.2: Cùng được công bố vào năm 2014 với Bluetooth 4.1 nhưng phiên bản 4.2 có tốc độ được cải thiện nhanh gấp 2.5 lần. Đồng thời có thể giảm năng lượng tiêu thụ, khắc phục lỗi kết nối, tăng tính bảo mật và hỗ trợ chia sẻ kết nối mạng internet nhờ vào giao thức IPv6.
  • Bluetooth 5.0: Đây là phiên bản Bluetooth mới nhất được SIG trình làng vào 2016. Phiên bản Bluetooth mới này có nhiều cải thiện vượt bậc về tầm phủ sóng (rộng gấp 4 lần), tốc độ kết nối nhanh và khả năng tiết kiệm năng lượng hơn so với bản 4.0.
  • Bluetooth 5.1: Nâng cấp thêm về khả năng dò hướng AoA (Angle of Arrival) và AoD (Angle of Departure) để xác định vị trí của thiết bị kết nối chính xác hơn. Ngoài ra phiên bản 5.1 còn có khả năng kết nối không cần gói dữ liệu hỗ trợ đồng bộ đơn giản và tiết kiệm điện nhiều gấp 2.5 lần so với 4.0.
  • Bluetooth 5.2: Được SIG trình làng vào năm 2020, với chức năng là giao thức thuộc tính nâng cao (EATT) làm giảm độ trễ và tăng độ mã hóa trong kết nối, tính năng kiểm soát LEPC giúp kiểm soát nguồn và ổn định chất lượng tín hiệu, giảm tỉ lệ nhiễu tín hiệu và tính năng ISOC có thể truyền dữ liệu hai chiều với nhiều thiết bị cùng lúc.

Các ứng dụng của Bluetooth

  • Cho phép các thiết bị kết nối được với nhau để trao đổi thông tin giữa chúng. Ví dụ như điện thoai di động với nhau, máy tính bảng, máy tính xách tay, máy in,…
  • Giao tiếp và điều khiển giữa một thiết bị di dộng với tai nghe không dây như tai nghe bluetooth.
  • Trở thành đường truyền kết nối không dây giữa các thiết bị vào – ra của máy tính như: chuột, bàn phím không dây.
  • Ứng dụng trong các thiết bị điều khiển từ xa như bộ điều khiển đồ chơi, điều khiển tivi, điều hòa,…
  • Kết nối internet cho máy tính bằng cách biến smartphone làm modem.

Đăng nhập