08/09/2022
0

PLC thiết bị tuyệt vời cho ngành công nghiệp tự động hóa

PLC là gì ?

PLC (viết tắt của Programmable Logic Controller) tạm dịch có nghĩa là thiết bị điều khiển logic có khả năng lập trình được. 

PLC ra đời đã thay thế những hệ thống điều khiển cũ sử dụng nhiều relay, tiếp điểm, nút nhấn nhờ việc sử dụng các tiếp điểm ảo giúp người thiết kế có thể dễ dàng thay đổi, lập trình và hiểu chỉnh cho nhiều nhiệm vụ khác nhau trong thực tế.

43043.jpg (1200×786)

Hiện nay trên thị trường có rất nhiều loại plc với cách thức viết và nạp chương trình khác nhau. Chính vì vậy chỉ cần đáp ứng theo đúng tiêu chí của từ viết tắt PLC thì đều có thể gọi chúng là plc.

Cùng với sự phát triển của máy móc tự động hóa thì các dòng plc cũ dần dần được tích hợp thêm nhiều tính năng khác nhằm giúp nó có thể điều khiển được nhiều thiết bị cũng như khả năng kết nối nhiều hệ thống với nhau.

Cấu tạo của plc

Thông thường, hệ thống PLC có các bộ phận chính sau:

  • Bộ nhớ chương trình: RAM, ROM, ngoài ra có thể sử dụng vùng nhớ ngoài – EPROM.

  • Bộ xử lý trung tâm CPU.

  • Module input/output. Thông thường module I/O được tích hợp trên PLC, khi có nhu cầu mở rộng I/O có thể lắp module I/O.

43044.jpg (601×408)

Ngoài ra, PLC còn có các bộ phận khác:

  • Cổng kết nối PLC và máy tính: RS232, RS422, RS485 thực hiện đổ chương trình và giám sát chương trình.

  • Cổng truyền thông: PLC thường tích hợp cổng truyền thông Modbus RTU. Tùy hãng và dòng sản phẩm, PLC có thể được tích hợp thêm các chuẩn truyền thông khác như Profibus, Profinet, CANopen, EtherCAT…

43147.jpg (650×350)

FX3U-14MR Mạch PLC Giao Tiếp RS232, RS485

Vai trò của PLC trong hệ thống tự động hóa

Cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 đang đặt ra thách thức không nhỏ đối với các doanh nghiệp. Trong dây chuyền sản xuất của doanh nghiệp, PLC không đơn thuần là thiết bị điều khiển đáp ứng về logic và tốc độ mà còn về truyền thông, trao đổi dữ liệu giữa các thiết bị điều khiển khác, tạo nên một mạng lưới khép kín.

Sự khác nhau giữa PLC và các loại điều khiển khác

Ngày nay, bộ điều khiển lập trình PLC đang dần thay thế cho các hệ thống điều khiển bằng relay, contactor thông thường.

HỆ THỐNG ĐIỀU KHIỂN THÔNG THƯỜNG

HỆ THỐNG ĐIỀU KHIỂN BẰNG PLC

 phải lắp đặt lại toàn bộ khi muốn thay đổi chương trình 

 Khó bảo trì, sửa chữa.

 

 Sự thay đổi ngõ vào, ra và điều khiển hệ thống dễ dàng hơn nhờ các phần mềm trên máy tính hoặc console.

 Bảo trì và sửa chữa dễ dàng.

 Độ bền và tin cậy cao.

 Các module rời cho phép thay thế và mở rộng khi cần thiết.

 Công suất tiêu thụ ít hơn, tốc độ hoạt động của hệ thống nhanh hơn.

Điều khiển plc như nào ?

Điều khiển logic:

  • Điều khiển tự động, bán tự động quy trình máy.

  • Hỗ trợ bộ đếm (Couter) và bộ định thời gian (Timer).

Điều khiển đáp ứng:

  • Giải thuật điều khiển PID, Logic mờ.

  • Điều khiển động cơ Servo, động cơ bước.

  • Điều khiển biến tần.

  • Điều khiển đáp ứng nhiệt độ, áp suất, lưu lượng…

Mạng truyền thông:

  • Kết nối nhiều bộ điều khiển PLC.

  • Kết nối bộ điều khiển PLC và hệ thống SCADA.

Ứng dụng trong thực tế của PLC

Trong cuộc sống hiện đại ngày nay PLC vô cùng quan trọng trong công nghiệp, nhất là công nghệ sản xuất. Chính vì các ưu điểm nổi trội mà PLC lập trình được sử dụng rộng và đạng:

Công nghệ sản xuất: Sản xuất giấy, sản xuất xi măng, thủy tinh, vi mạch, chế tạo linh kiện bán dẫn, đóng gói sản phẩm…

  • Hệ thống điều khiển: điều khiển robot, băng tải…

  • Hệ thống nâng vận chuyển

  • Hệ thống báo động…

43042.jpg (799×599)

Như vậy có thể thấy PLC ngày càng được cải tiến và được ứng dụng rộng rãi trong lĩnh vực tủ bảng điện tự động hoá, phục vụ cho nhiều ngành, nhiều loại máy móc như: Cấp nước, xử lú nước thải, giám sát năng lượng, giám sát hệ thống điện, máy đóng gói, máy đánh sợi, máy se chỉ, máy chế biến thực phẩm, máy cắt tốc độ cao, hệ thống phân bổ giám sát trong, máy ép cám viên thức ăn chăn nuôi

Đăng nhập