16/01/2013
0

Phát triển vi mạch (IC) lối thoát cho ngành điện tử Việt Nam

Việt Nam cần phát triển vi mạch để thoát khỏi lắp ráp

 

Công nghệ phần cứng của Việt Nam thời gian qua lại gần như bị bỏ quên.

microchip-jpg-1358224016_500x0.jpg
Tình hình công nghệ vi mạch của Việt Nam trong tương lai được dự đoán sẽ có nhiều đột phá.

Tại Hội nghị triển khai Nghị quyết Trung ương IV (khoá XI) ở Hà Nội ngày 15/1, ông Lê Mạnh Hà, Phó Chủ tịch UBND TP HCM, chia sẻ, lĩnh vực phần cứng đã có những tín hiệutốt từ doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài. Chẳng hạn, năm 2012,Intel đã xuất khẩu 1,4 tỷ USD, gấp đôi so vớinăm 2011 còn Samsung cũng xuất khẩu trên 10 tỷ USD... Dù vậy, ngành này vẫn chủ yếu là kiểm thử, lắp ráp, đóng gói... tức phần có giá trị gia tăng thấp nhất.

Chính vì thế, TP HCM giai đoạn này sẽ tập trung cho phần cứng, cốt lõi là phát triển vi mạch điện tử. "Nếu chúng ta phát triển được vi mạch - bộ não của các thiết bị điện tử - thì chúng ta sẽ thoát được khỏi công nghiệp lắp ráp, thoát khỏi công nghiệp vặn ốc như hiện nay. Chương trìnhsẽ bao gồmdự án về đào tạo, vườn ươm, phát triển thị trường, thiết kế, sản xuất, xây dựng nhà máy", ông Hà cho biết.

Năm 2012,Thủ tướng Chính phủ đãphê duyệt Danh mục 9 sản phẩm quốc gia và vimạch bán dẫn được đưa vào danh mục này dù mới chỉ ở cấp dự bị. Đây được coi là tín hiệu tích cực bởi theoTS Đỗ Văn Lộc, nguyên vụ trưởng vụ Công nghệ cao thuộc BộKhọc và công nghệ, hiện Việt Nam chưa hình thành cái gọi là công nghiệp vi mạch. Những bước đi manh nha đã xuất hiện từ 30 năm trước nhưng do nhiều yếu tố tác động mà lĩnh vực này đã không thể phát triển.Trong khi đó, nhu cầu tiêu thụ linh kiện bán dẫn ở Việt Nam lên tới 2 tỷ USD mỗi năm.

Tháng 8/2012,Ban chỉ đạo Chương trình phát triển vi mạch TP HCM đã họp thẩm định dự án nhà máy sản xuất vi mạch (chip điện tử) đầu tiên của Việt Nam do Tổng Công ty Công nghiệp Sài Gòn - TNHH MTV làm chủ đầu tư. Dự án được chia thành hai giai đoạn: Từ 2011 đến quý III/2013 là giai đoạn nghiên cứu thị trường, thiết kế, tuyển nhân sự, đầu tư máy móc còntừ quý IV/2013 đến I/2015 là lắp đặt, chuyển giao công nghệ, sản xuất thử nghiệm và sản xuất thương mại.Dự kiến khi hoàn thành, nhà máy sẽcung cấp cho thị trường trong nước và xuất khẩu 1,8 tỷchip mỗi năm,doanh thu 90 triệu USD một năm, hoàn vốn trong 9 năm và giúp giảm nhập siêu linh kiện, vi mạch trong 10 năm tương đương 5 tỷUSD.

Giới chuyên gia tin rằng, trình độ phát triển khoa học công nghệ của Việt Nam đã có những bước phát triển, đồng thời với sựquan tâm của giới công nghiệp nhưNhật Bản, tình hình công nghệ vi mạch của Việt Nam trong tương lai sẽ có nhiều đột phá.
 
Theo Số hóa

Đăng nhập