Bộ điều khiển Led là gì?Bộ điều khiển Led là thiết bị chuyển đổi điện áp chuyên dụng thành điện áp sử dụng được cho các thiết bị Led. Thế đèn Led là gì? Đây là một loại diode phát quang được làm từ các loại vật liệu bán dẫn. Chúng phát ra nhiều loại ánh sáng có màu sắc khác nhau khi dòng điện chạy qua, quá trình này kích hoạt giải phóng các hạt mang ánh sáng gọi là photon.
Công nghệ Led được phát triển từ những năm 1960, hiện nay được phát triển sử dụng trong nhiều ứng dụng khác nhau đặc biệt là trong chiếu sáng:
- Đèn flash camera.
- Màn hình, Tivi.
- Đèn tín hiệu.
- Đèn chiếu sáng trong nhà và ngoài trời.
Bộ điều khiển Led thông dụng
Đèn Led được quan tâm nhờ hiệu quả tiêu thụ năng lượng của nó, thân thiện với môi trường và tuổi thọ cao.
Để có thể hoạt động ổn định, đèn Led cần được cung cấp nguồn ổn định và liên tục. Bộ điều khiển đèn Led có vai trò cung cấp nguồn năng lượng này. Bộ điều khiển Led sẽ thực hiện chuyển đổi dòng điện xoay chiều (AC) thành dòng điện một chiều (DC). Chúng đảm bảo cung cấp dòng điện liên tục và ổn định không bị gián đoạn bằng cách tự điều chỉnh để bù vào những thay đổi về nhiệt độ và độ dẫn điện của đèn Led. Điều này sẽ ngăn ngừa hiện tượng quá nhiệt, nhấp nháy, thay đổi màu sắc và giảm hiệu suất của đèn Led. Bộ điều khiển đèn LED để chiếu sáng cũng cung cấp tính năng bảo vệ quá nhiệt, điều này sẽ tắt hoàn toàn ánh sáng nếu nhiệt độ tăng quá cao.
Hầu hết các thiết bị Led đều có điện áp hoạt động thấp. Bộ điều khiển Led có thể thực hiện chức năng tương tự cho các hệ thống chiếu sáng lớn hơn đòi hỏi nhiều điện năng hơn.
Tất cả các loại Led có cần bộ điều khiển không?Có, tất cả các loại đèn Led đều yêu cầu phải có bộ điều khiển để có thể hoạt động tốt nhưng không phải lúc nào cũng cần một bộ riêng. Có một số ứng dụng đèn Led được tích hợp sẵn bộ điều khiển - đặc biệt là các loại Led tiêu chuẩn được thiết kế để sử dụng trong các môi trường riêng biệt.
Các loại đèn Led có điện áp sủ dụng thấp thường yêu cầu với bộ điều khiển riêng lẻ, nhưng điều này cũng có một lợi thế. Nếu bộ điều khiển bị hỏng, chúng ta có thể dễ dàng thay thế nó mà không cần thiết phải thay đèn Led.
Bộ điều khiển Led được sử dụng để làm gì?Bộ điều khiển Led có chức năng tương tự như như một máy biến áp cho bóng đèn có điện áp sử dụng thấp. Đèn Led hầu hết được thiết kế để sử dụng với điện áp thấp, thường là 4V, 12V hay 24V và được thiết kế cho nguồn điện một chiều. Tuy nhiên, điện áp tiêu chuẩn được sử dụng trong cuộc sống không thể tương thích trực tiếp vì chúng có điện áp cao hơn nhiều (từ 120 đến 270V) và cung cấp dòng điện xoay chiều. Điện áp trung bình của đèn Led khá thấp so với các máy biến áp thông thường, các bộ điều khiển Led chuyên dụng được sử dụng để chuyển đổi dòng điện xoay chiều điện áp cao thành dòng điện một chiều điện áp thấp.
Bộ điều khiển Led còn có chức năng là ngăn chặn sự tăng vọt hay dao động của nguồn điện, tránh gây ra nhiệt độ cao và ảnh hưởng đến công suất phát sáng của Led. Đèn Led được thiết kế để sử dụng trong một phạm vi cường độ dòng điện (Ampe) xác định trước.
Một số bộ điều khiển Led cũng có thể được sử dụng để kiểm soát và điều khiển độ sáng của hệ thống Led cũng như màu sắc hiển thị. Điều này được thực hiện bằng cách bật và tắt có chọn lọc các đèn Led riêng lẻ. Ví dụ, đèn màu trắng thường được tạo ra bằng cách hiển thị các đèn Led có nhiều màu cùng một lúc, tắt một số màu này thì đèn Led sẽ đổi màu và màu trắng sẽ không còn hiển thị nữa.
Bộ điều khiển Led hoạt động như thế nào?Nói một cách đơn giản, các yêu cầu về điện áp cấp của đèn Led sẽ thay đổi khi nhiệt độ của nó thay đổi. Khi nó trở nên nóng hơn, lượng điện áp cần thiết để kéo dòng điện vào đèn Led sẽ giảm xuống và do đó nó sẽ hút nhiều điện hơn. Nếu không được kiểm soát, nhiệt độ sẽ tiếp tục tăng và đèn Led sẽ bị cháy, quá trình này được gọi là sự chạy trốn nhiệt. Bộ điều khiển đèn Led có các mức công suất đầu ra phù hợp với yêu cầu của đèn Led. Dòng điện ổn định được cung cấp bởi bộ điều khiển sẽ ngăn chặn sự chạy trốn nhiệt bằng cách phản ứng với những thay đổi của điện áp cấp.
Tính năng và phân loại bộ điều khiển LedBộ điều khiển Led được thiết kế sẵn với nhiều kiểu mẫu với các thông số kỹ thuật khác nhau. Mức điện áp đầu vào và ra sẽ khác nhau, cũng như là công suất tải, độ bảo vệ trước các yếu tố môi trường. Một số loại có sẵn như:
- Bộ điều khiển Led cỡ nhỏ: Được thiết kế để sử dụng với các loại đèn Led nhỏ, công suất thấp. Điển hình là mức công suất 4W.
- Bộ điều khiển Led có thể điều khiển độ sáng: Loại này cho phép người dùng có thể điều chỉnh độ sáng của Led. Bộ điều khiển có thể điều chỉnh để tạo ra mức ánh sáng phù hợp với nhu cầu của người sử dụng.
- Bộ điều khiển Led công suất cao: Sức mạnh của đèn Led đang phát triển ổn định, một số loại Led chuyên dụng có thể cung cấp tới 100 lumen (đơn vị đo độ sáng quốc tế) với mỗi Wat công suất. Các mô hình công suất lớn được sử dụng rộng rãi để chiếu sáng trong các không gian thương mại hay công cộng. Điều đó cũng đòi hỏi bộ điều khiển Led phải cung cấp đủ mức công suất để đèn Led có thể hoạt động tốt.
- Bộ điều khiển Led COB: Đèn Led trên chip (COB) bao gồm nhiều đèn Led trong một cụm cùng với mạch tích hợp. Thông thường, chúng bao gồm cả chức năng làm mờ. Yêu cầu bộ điều khiển phải tương thích với định mức điện áp đủ. Cả bộ điều khiển dòng điện không đổi và điện áp không đổi đều tương thích với Led COB nhưng các mô hình dòng điện không đổi dễ áp dụng hơn.
- Bộ điều khiển Led dây: Led dây thường có đèn nhỏ, chúng thường được sử dụng cho các hiệu ứng trang trí. Bộ điều khiển Led mini là lựa chọn tốt nhất cho những điều này, mặc dù yêu cầu về tổng điện áp có thể sẽ cao hơn đối với dây dài hơn.