Sạc nhanh Quick Charge là công nghệ giúp tăng tốc độ sạc pin trên điện thoại của hãng Qualcomm, từ đó giảm thời gian sạc xuống nhiều lần so với công nghệ sạc thông thường. Công nghệ này được sử dụng trên rất nhiều smartphone đời mới hiện nay.
Sử dụng phương pháp tăng cường độ dòng điện và hiệu điện thế, nếu như sạc thông thường chỉ có công suất là 5W tương ứng với 5V-1A thì công nghệ Quick Charge có thể nạp vào dòng điện 5V-2A (10W), 9V-1.67A (15W) hay thậm chí là 12V-1.5A (18W) đối với một số dòng máy tính bảng.
Quick Charge là công nghệ của Qualcomm nên chỉ suất hiện trên những điện thoại sử dụng vi xử lý Snapdragon của hãng này. Công nghệ này với các phiên bản cải tiến: QC 1.0, QC 2.0, QC 3.0, QC 4.0
Quick Charge 4.0 công nghệ sạc nhanh thứ hệ thứ 4 được phát triển bởi Qualcomm, một hãng công nghệ nổi tiếng với dòng chip điện thoại Snapdragon. Quick Charge 4.0 hoạt động theo quy trình sạc kép song song với sạc bình thường.
Do đó, các nhà sản xuất điện thoại phải trang bị nhiều con chip và phần cứng tải nhiệt tốt để giảm thiểu khả năng gia tăng nhiệt khi sạc. Theo công bố từ Qualcomm, Quick Charge 4.0 cho phép thiết bị sạc từ 0-50% pin chỉ mất 15 phút trong khi vẫn sử dụng cổng sạc USB Type-C.
Power Delivery là tên của một công nghệ sạc nhanh, được thiết kế nhằm hướng đến mục đích sử dụng một chuẩn sạc duy nhất cho tất cả các thiết bị di động.
Công nghệ sạc nhanh Power Delivery thường được sử dụng chung với cổng USB (phổ biến nhất hiện nay là Type-C), được gọi là USB Power Delivery. Hiện nay các sản phẩm công nghệ như iPhone, MacBook đều được hỗ trợ USB Power Delivery.
Ở các hệ thống sạc thông thường trước khi phân phối điện thì chỉ có thể sử dụng dòng điện 3A và hiệu điện thế 5V để tạo ra công suất tối đa 15W. Trong khi đó, Power Delivery đã tăng điện áp lên tối đa từ 5A - 20V nên có thể tạo ra mức công suất tối đa 100W.
Power Delivery kết hợp với cáp USB C có các chân giao tiếp bên trong, cho phép những thiết bị xác định mức năng lượng và giao tiếp chính xác với thiết bị nhận yêu cầu. Nhờ vậy nên trong quá trình sạc sẽ hạn chế được tình trạng sạc quá mức. Cho phép truyền năng lượng vào pin một cách nhanh chóng.
Cáp sạc có khả năng sử dụng được công nghệ Power Delivery là cáp USB C kết nối với cổng Lightning hoặc với cổng USB đến cổng C. Nếu người dùng sử dụng loại cáp USB C đến cổng Lightning hoặc cáp USB C đến cổng USB C thì tạo ra dòng năng lượng 2 chiều. Cáp USB C đến USB có thể xử lý đến 60W, nếu muốn có 100W thì chỉ cần có cáp EMCA được chỉ định.
Power Delivery có thể tạo ra một chuẩn sạc chung cho nhiều thiết bị nên sẽ giảm được lượng rác điện tử thải ra môi trường trong tương lai.
Power Delivery có 5 cấu hình sạc khác nhau nhằm phân phối dòng và điện áp ra có công suất sạc khác nhau có thể lên đến 100W. Đa số các loại thiết bị di động cần khoảng 10 - 18W, máy tính khoảng 80 - 90W. Trong khi đó Quick Charge chỉ hỗ trợ tối đa 36W, VOOC thì khoảng 20W.
USB Power Delivery hiện nay đang được sử dụng là chuẩn PD 3.0, Ở chuẩn này PD có khái niệm là Power Rule. Là một quy tắc phân phối điện áp và dòng điện cho các thiết bị dựa trên các mốc công suất:
- Công suất lớn hơn 15W, PD 3.0 sẽ có mức điện áp 5V và 9V.
- Lớn hơn 27W, PD 3.0 sẽ có mức điện áp 5, 9 và 15V.
- Lớn hơn 45W, PD 3.0 sẽ có mức điện áp 5, 9, 15 và 20V.
Ngoài việc sạc nhanh, USB PD còn có thể sử dụng cả thiết bị lưu trữ điện năng hoặc cả thiết bị ngoại vi để cung cấp năng lượng cho phần cứng khác, ví dụ người dùng có thể dùng điện thoại để cấp điện cho một ổ đĩa cứng.
Ưu điểm của công nghệ sạc nhanh Quick Charge đó là khả năng tương thích ngược, bạn có thể sử dụng củ sạc QC 4.0 cho smartphone hỗ trợ QC 3.0 nhưng tốc độ chỉ tương ứng với những chuẩn cũ mà thôi.
Còn với sạc nhanh chuẩn PD đó là được thiết kế với 5 cấu hình sạc, trải dài từ 2.5W lên tới 100W. Có thể đáp ứng được nhiều mức sạc, ứng dụng trên nhiều thiết bị khác nhau như điện thoại, máy tính bảng, laptop, loa,…
Cả hai công nghệ sạc nhanh này đều giúp tiết kiệm thời gian sạc, tuy nhiên điều kiện đủ để sử dụng là điện thoại hay thiết bị của bạn phải được hỗ trợ tính năng sạc nhanh tương ứng.
Vì vậy bạn không nên dùng sạc nhanh QC 3.0 cho iPhone và sạc nhanh PD 18W cho các thiết bị Androi vì không tương tích. Mặc dù khi sử dụng ngược như vậy tốc độ sạc nhanh vẫn được cải thiện nhưng sẽ không đạt như thông số được công bố.
Nếu bạn đang sử dụng điện thoại của các hãng như Sony, Samsung, Xiaomi,… thì đa số đều được tích hợp tính năng sạc nhanh Quick Charge. Vì vậy, lựa chọn củ sạc nhanh QC là gợi ý phù hợp nhất dành cho bạn. Bạn vẫn có thể sử dụng củ sạc nhanh PD nhưng hiệu suất sạc chắc chắn không thể nào trọn ven bằng QC.
Củ sạc nhanh PD 18W được ưu ái lựa chọn hơn bởi các tín đồ nhà Apple vì đây là chuẩn sạc nhanh được ứng dụng hầu hết trên các thiết bị của iPhone như điện thoại, máy tính bảng. Từ iPhone 11 ngược đến đời iPhone 8 Apple đã bắt đầu trang bị tính năng sạc nhanh chuẩn PD, tiện lợi cho người dùng.