Laser không phải là điều đầu tiên xuất hiện trong tâm trí mọi người khi nghĩ về bộ xử lý, nhưng một phát kiến mới của ĐH California (UC), Berkeley (Mỹ) có thể sẽ làm thay đổi điều đó.
Trong ảnh là một sơ đồ (bên trái) và 3 hình ảnh của nanolaser (phát triển trực tiếp trên bề mặt silicon) dưới kính hiển vi điện tử. Thành tựu này có thể dẫn đến một lớp các chip quang điện tử mới. |
Các nhà nghiên cứu Berkeley đã nghĩ ra cách để "phát triển" nanolaser trên một miếng silicon - sự phát triển mà họ nói có thể mở ra cánh cửa cho một thế hệ bộ xử lý (BXL) mới.
Việc truyền dữ liệu như ánh sáng được xem như một cách để tăng tốc độ các BXL (bằng cách giảm tắc nghẽn dữ liệu). Tuy nhiên, có một thực tế là silicon không phải đặc biệt tốt trong việc tạo ra ánh sáng. Trước đây, các nhà khoa học đã cố gắng để tạo ra chip làm bằng silicon và các vật liệu bán dẫn tên là "III-V" (Ba-Năm), nhưng cách tiếp cận này có những vấn đề của riêng nó.
Thay vào đó, các nhà nghiên cứu phát triển những cấu trúc công nghệ nano gọi là "nanopillars" làm bằng asenua gali indi trên silicon. Những nanopillars này có khả năng sản xuất ánh sáng laser cận hồng ngoại ở nhiệt độ phòng.
Cấu trúc của nanopillars do các nhà nghiên cứu UC Berkeley phát triển. |
Báo cáo của nhóm nghiên cứu sẽ được công bố trên tạp chí Nature Photonics. Theo các nhà nghiên cứu, ngoài BXL, công nghệ này cũng có thể được sử dụng trong các bộ cảm biến sinh hóa.
Theo PC World VN