Bút thử điện là dụng cụ thông dụng để kiểm tra nhanh trước khi sửa chữa thiết bị có bị rò điện, hoặc phích cắm trong nhà có điện hay không. Có 2 loại bút thử điện phổ biến: Bút thử điện có tiếp xúc với nguồn điện và Bút thử điện cảm ứng không tiếp xúc.
Bút thử điện có tiếp xúc với nguồn điện: Đây là loại bút thử điện sử dụng hiệu ứng điện dung ký sinh trên cơ thể người để hoạt động. Bút thử điện tiếp xúc với nguồn điện cũng là loại nguyên bản nhất, xuất hiện trên thị trường từ rất sớm và được sử dụng phổ biến trong nhiều gia đình.
Khi đầu bút được đặt lên vật mang điện, dòng điện sẽ đi qua điện trở, qua bóng đèn và qua dung kháng của cơ thể người để hình thành mạch kín, làm cho bóng đèn của bút sáng lên.
Ưu điểm:
Nhược điểm:
Bút thử điện cảm ứng không tiếp xúc: Khác với loại ở trên, bút thử điện cảm ứng không tiếp xúc có cấu tạo đặc biệt, kiểm tra sự hiện diện của dòng điện dựa vào hiện tượng cảm ứng điện từ của dòng điện. Loại bút này có khả năng phát hiện dòng từ trường và thông báo qua đèn báo ở đầu bút.
Do hoạt động trên nguyên lý của hiện tượng cảm ứng điện từ nên bút thử điện cảm ứng không tiếp xúc có khả năng kiểm tra dòng điện ngay bên ngoài dây dẫn, bên ngoài vỏ máy hay trên bề mặt tường,… Bạn sẽ không cần phải tháo thiết bị để cắm trực tiếp đầu bút vào nguồn điện như những loại bút thử điện cũ nữa nên đảm bảo an toàn và tiện lợi cho bạn.
Bút thử điện loại này có khả năng cảm ứng từ trường dòng điện từ khoảng cách 1 - 2 cm cho nên bạn có thể kiểm tra đường đi dây âm tường, âm sàn… với những vị trí bạn nghi ngờ dây dẫn điện bị đứt ngầm, bạn cũng có thể sử dụng bút dò điện này để kiểm tra chính xác vị trí đứt ngầm của dây dẫn.
Ưu điểm:
Nhược điểm:
Cấu tạo bên trong của bút thử điện bao gồm thân bằng kim loại tiếp xúc trực tiếp với nguồn điện. Tiếp theo là phần điện trở nối trực tiếp với bóng neon, lò xo dẫn điện và cuối cùng là đầu kim loại. Vỏ ngoài của bút thử điện được làm bằng loại nhựa chuyên dụng có khả năng cách điện rất tốt, bảo vệ tính mạng người sử dụng trong quá trình làm việc với những thiết bị điện hoặc các vật mang điện.
Ngoài ra, kẹp gài của bút thử điện dùng để treo hay dắt bút điện lên giá hoặc chỗ để. Nắp bút làm bằng kim loại dùng để lắp trên đầu phần tay cầm có công dụng để mở khi bút gặp sự cố. Vỏ tay cầm được làm bằng nhựa cách điện, đảm bảo an toàn khi sử dụng.
Nguyên lý hoạt động | Khoảng cách tiếp xúc nguồn điện | Độ an toàn | Tầm giá | |
Bút thử điện có tiếp xúc |
Khi đầu bút được đặt lên vật mang điện, dòng điện sẽ đi qua điện trở, qua bóng đèn và qua dung kháng của cơ thể người để hình thành mạch kín, làm cho bóng đèn của bút sáng lên. |
Cần tiếp xúc trực tiếp với nguồn điện. |
Nếu bút thử bị hỏng hoặc ướt sẽ có thể gây ra những rủi ro điện giật khi sử dụng, gây nguy hiểm cho người dùng. Tuy nhiên, nếu không sử dụng đúng cách cũng gây kém an toàn đáng kể. |
Giá thành rẻ nên được người dùng gia đình khá ưa chuộng. |
Bút thử điện không tiếp xúc | Bút thử điện không tiếp xúc kiểm tra sự hiện diện của dòng điện dựa vào hiện tượng cảm ứng điện từ của dòng điện. Loại bút này có khả năng phát hiện dòng từ trường này và thông báo qua đèn báo ở đầu bút. | Có thể kiểm tra dòng điện ngay ở bên ngoài dây dẫn, vỏ máy hay bề mặt tường,... dễ dàng mà không cần tiếp xúc trực tiếp với nguồn điện. | Vì không tiếp xúc trực tiếp với nguồn điện nên độ an toàn cao hơn. | Có giá thành cao hơn sao với bút thử điện có tiếp xúc với nguồn điện. |