Sóng RF 433MHz hay 315MHz là gì?
Đây là loại tín hiệu sóng vô tuyến RF (Radio Frequency) hoạt động với tần số 433MHz (hay 315MHz).
Tần số 433Mhz và 315MHz nằm trong miền tần số sóng điện từ UHF (Untra Hight Frequency) nên thường dùng để truyền tín hiệu trong môi trường không khí. Loại sóng này cũng tuân theo các định luật phản xạ, khúc xạ, giao thoa của sóng điện từ. Không những thế loại sóng này còn có khả năng đâm xuyên (các vật cản không phải kim loại). Cự ly truyền phụ thuộc vào nhiều yếu tố như tần số phát (tần số càng thấp truyền càng xa), độ ẩm không khí, tính đồng nhất của môi trường truyền, công suất bộ phát cũng như độ nhạy của bộ thu (dBm), ...
Cách thức truyền nhận sóng RF
Có 3 kiểu truyền nhận phổ biến:
Simplex (đơn công): trong các loại remote điều khiển từ xa. Đây chính là kiểu của các remote điều khiển xe hơi, cửa cuốn, ... Các remote chỉ chứa mạch phát tín hiệu, còn mạch thu ở trong xe hơi hay các thiết bị.
Half-duplex (bán song công): bộ đàm (tại một thời điểm chỉ có 1 máy phát và một máy thu). Mỗi bên sẽ đều có khối phát Tx và khối thu Rx và sẽ có thêm một mạch chuyển đổi nhu cầu sử dụng.
Full-deplex (song công): điện thoại (có thể đồng thời thu phát). Loại này mạch bên trong sẽ phức tạp hơn. Cần một bộ điều hướng ăng ten gọi là circulator. Bộ này có chức năng vừa đưa tín hiệu vào bộ phát Tx lên ăng ten để gửi đi vừa lấy tín hiệu thu về đưa vào bộ thu Rx mà không bị lẫn tín hiệu vào nhau.
Bộ điều khiển từ xa RF
Bộ điều khiển từ xa RF sử dụng kiểu truyền nhận đơn công với một phần thu và phần phát tách biệt nhau.
Phần phát: Bao gồm bộ mã hoá và bộ phát ASK. Bộ mã hoá tạo địa chỉ có 8 bit và 4 bit. Chúng ta có thể đặt địa chỉ bằng công tắc DIP được kết nối trong bộ mã hoá A0 tới A7. Trong trường hợp thiết lập một địa chỉ trong mạch phát, địa chỉ này sẽ được yêu cầu trong phần thu. Chính vì thế, máy thu và máy phát phải được đặt trong cùng một địa chỉ.
Phần thu: Phần thu sẽ hoạt động cũng tần số với bộ phát. Bộ thu ASK hoạt động trong khoảng điện áp từ 4.5 đến 5.5VDC và có cả ngõ ra tuyến tính lẫn kỹ thuật số. Phần thu sẽ nhận dữ liệu của phần phát ở cùng tần số. Sau đó, bộ giải mã sẽ giải mã dữ liệu và kích hoạt ngõ ra tương ứng. Có nhìu loại bộ thu tích hợp sẵn relay hoặc transitor để điều khiển thiết bị ngõ ra.
Ưu điểm và nhược điểm của bộ điều khiển từ xa RF
Ưu điểm:
Nhược điểm
Ứng dụng bộ điều khiển từ xa
Bộ điều khiển từ xa RF bằng tần số vô tuyến là loại điều khiển từ xa giữ vai trò quan trọng và phổ biến trong đời sống, sản phẩm này có thể được sử dụng để điều khiển cho các thiết bị như đóng mở cửa, hệ thống báo hiệu từ xa, đóng mở xe, ...
Bộ điều khiển RF có hoạt động ổn định, có thể dễ dàng học lệnh cũng như nhiều chế độ hoạt động tuỳ theo yêu cầu của người dùng.