Máy đo ánh sáng là gì?
Máy đo ánh sáng là một loại máy di động cầm tay, được sử dụng để đo cường độ ánh sáng tại một địa điểm.
Các máy đo cầm tay này là dụng cụ đo có độ nhạy cao được thiết kế cho nhiều mục đích sử dụng và các ứng dụng khác nhau.
Máy ảnh cầm tay và điện thoại thông minh ngày nay thường tích hợp máy đo ánh sáng tự động để đo độ chiếu sáng xung quanh và từ đó tự động kích hoạt đèn flash tích hợp hay tự động điều chỉnh độ sáng của màn hình hiển thị khi ánh sáng xung quanh đủ thấp.
Đồng hồ đo ánh sáng cũng có thể được sử dụng để đảm bảo rằng có đủ ánh sáng trong một căn phòng hay một toà nhà. Chúng còn được gọi là máy đo độ Lux hay máy đo độ phơi sáng.
Đơn vị đo Lux
Lux (lx) là đơn vị đo trong SI được sử dụng để đo độ rọi, nó là tổng độ sáng trên một bề mặt diện tích được mô tả trong trắc quang. Lux có nghĩa là quang thông hay cường độ chiếu sáng Lumen trên một mét vuông (lm/m2) và thường được gọi là độ rọi.
Lux và Lumen khá dễ bị nhầm lẫn do cả hai đều được sử dụng để đo ánh sáng, nhưng Lux phải xem xét đến diện tích không gian trong khi Lumen thì không. Ví dụ, nếu bạn có một bóng đèn 500 Lumen và lắp đặt nó trong một căn phòng có diện tích là 10m2 thì đèn sẽ có độ rọi là 50 Lux, nhưng cũng bóng đèn đó nếu bạn lắp trong căn phòng lớn hơn với diện tích 20m2 thì lúc này độ rọi chỉ còn 25 Lux.
Máy đo ánh sáng dùng để đo những gì?
Máy đo ánh sáng được thiết kế để đo độ sáng, điều này thường bao gồm:
Chúng có thể được sử dụng trong nhiều ứng dụng, ngành công nghiệp cũng như môi trường khác nhau, nhưng nguyên tắc hoạt động cơ bản vẫn giống nhau. Chúng là những thiết bị dễ sử dụng được thiết kế với độ chính xác và tính linh hoạt cao. Ngoài ra có một số kiểu máy có khả năng so sánh giá trị và những kiểu máy khác có chức năng lưu các phép đo thông qua bộ nhớ trong hoặc chức năng ghi dữ liệu tích hợp. Một số máy đo cũng có thể cung cấp dữ liệu cho việc hiệu chỉnh góc tới của ánh sáng.
Tuỳ thuộc vào từng loại đồng hồ đo cụ thể mà các phép đo ánh sáng có thể được biểu thị bằng Lux (lx), candela trên mét vuông (cd/m2) hay footcandless (fc).
Máy đo ánh sáng hoạt động như thế nào?
Máy đo ánh sáng kỹ thuật số hiện nay sử dụng cảm biến ánh sáng có cấu tạo từ một trong ba chất: nguyên tố selenium, nguyên tố silicon hoặc hợp chất hoá học cadmium sulfide (CdS).
Trong đó, hai loại đầu tiên là loại quang điện, có nghĩa là chúng tạo ra điện tích tỉ lệ với lượng ánh sáng chiếu vào cảm biến. Selenium đặc biệt nhạy cảm và tạo ra đủ điện áp mà không cần dùng nguồn hỗ trợ. Tuy nhiên, loại này hoạt động kém trong điều kiện ánh sáng yếu và do đó không thể được sử dụng cho các nguồn ánh sáng yếu hay cảnh đêm.
Cảm biến sử dụng silicon cần cả nguồn hỗ trợ và mạch khuếch đại nhưng chúng có thể hoạt động trong môi trường có ánh sáng yếu. Trong khi đó, các loại máy đo sử dụng CdS cũng yêu cầu nguồn hỗ trợ, tạo ra điện tích thay đổi theo phản ứng với ánh sáng. Nhờ độ nhạy của chúng với các nguồn sáng yếu nên hầu hết các máy đo ánh sáng ngày nay đều sử dụng CdS hoặc silicon.
Ngoài các thành phần trên, lớp bảo vệ mỏng với độ bền cao được sử dụng để bảo vệ cảm biến và mang đến một sản phẩm có độ bền cao hơn. Một nắp ống kính cũng có thể được tích hợp để bảo vệ bổ sung và đảm bảo diode quang vẫn hoạt động ở điều kiện tối ưu. Các biện pháp bảo vệ này đặc biệt hữu ích trong các môi trường công nghiệp nặng, nơi có độ ảnh hưởng thiệt hại đến máy đo lớn.
Ứng dụng của máy đo ánh sáng
Tại sao phải sử dụng máy đo ánh sáng? Có rất nhiều lý do, nhưng chúng có hai cách sử dụng chính:
Các ứng dụng khác của máy đo ánh sáng:
Mức cường độ sáng tiêu chuẩn