29/06/2022
0

Tìm hiểu về công tắc nút nhấn

Công tắc nút nhấn là gì?
Công tắc nút nhấn (push button switch) điều khiển hoạt động của máy móc hoặc các quy trình khác. Chúng thực hiện các chức năng phổ biến trong gia đình và nơi làm việc. Các nút nhấn có thể được làm từ nhựa hoặc kim loại, chúng có thể được thiết kế phẳng hoặc tuỳ chỉnh theo các thông số kỹ thuật. Có rất nhiều loại công tắc nút nhấn, được hoạt động bằng cách cấp nguồn tạm thời hoặc chốt giữ.
Công tắc nút nhấn hoạt động như thế nào?
Hầu hết các loại công tắc nút nhấn hoạt động theo cùng một cách. Áp lực nhấn được đặt trên nút nhấn hoặc bộ truyền động, kéo theo sự ép xuống của lò xo bên trong và các tiếp điểm ở trên tiếp xúc với các tiếp điểm ổn định ở dưới của công tắc. Quá trình này sẽ dẫn đến việc đóng hoặc mở của mạch điện. Lặp lại việc nhấn nút sẽ làm thay đổi trạng thái lò xo và làm thay đổi trạng thái hiện tại của nút nhấn.
Ta có thể tuỳ ý chọn loại nút nhấn có các tiếp điểm thường đóng hoặc thường mở, các nút này sẽ thay đổi trạng thái khi nhấn nút. Đối với loại công tắc tạm thời áp lực nhấn phải được duy trì liên tục để thực hiện quá trình hoạt động. Tuy nhiên, đối với loại công tắc giữ, trạng thái hoạt động vẫn được giữ nguyên cho đến khi ta lặp lại việc nhắn nút.

Hình trên minh hoạ cách sử dụng công tắc nút nhấn với mạch đánh lửa khởi động nhanh. Hình này thể hiện mạch cơ bản và bố trí dây cho công tắc nút nhấn.
Ứng dụng của công tắc nút nhấn
Công tắc nút nhấn có nhiều ứng dụng và thường được tích hợp trong các loại máy tính, điện thoại bấm và các loại thiết bị gia dụng, máy móc. Các công tắc thường được dùng để bật hoặc tắt các thiết bị. Ngoài ra, chúng có thể điều khiển một hoạt động cụ thể ví dụ như trong máy tính.
Trong một số trường hợp, các nút nhấn công tắc sẽ có màu riêng biệt để hiển thị trạng thái hoạt động của chúng. Điều này sẽ tăng khả năng chính xác khi nhấn nút, giúp giảm khả năng nhấn sai nút của người dùng. Ví dụ, với các nút nhấn dùng cho việc dừng hoạt động thường sẽ có màu đỏ và với các nút dùng cho việc khởi động máy sẽ có màu xanh.
Các ứng dụng khác có thể kể tới:
  • Công tắc reset: chúng thường khá là nhỏ và được bật tắt bằng một công cụ đặc biệt.
  • Dừng máy móc: đây là các công tắc đặc biệt thường được tìm thấy ở trên hoặc bên hông của các loại máy móc công nghiệp, chúng được sử dụng để dừng hoạt động của máy trong các trường hợp khẩn cấp.
  • Công tắc chơi game: các loại công tắc này thường có hình tròn và được sử dụng để điều khiển các hoạt động trong trò chơi.
  • Công tắc đèn
Các loại công tắc nút nhấn
Có nhiều loại nút nhấn khác nhau, mỗi loại đều có ưu điểm riêng của nó. Quan trọng là ta phải chọn đúng loại để sử dụng phù hợp với ứng dụng của mình. Điều này phụ thuộc vào các yếu tố dự kiến của ứng dụng, kiểu truyền của thiết bị, yêu cầu về mức độ IP.
Các loại phổ biến:
  • Nút nhấn tạm thời
Người dùng phải ấn nút nhấn xuống để bật hoặc tắt mạch điện tạm thời. 
 

Trong hình trên là cách hoạt động của nút nhấn tạm thời. Các hình tam giác biểu thị cho các hoạt động tạm thời và các đặc trưng số lượng mạch công tắc kết nối tới trong quá trình hoạt động.
  • Công tắc nút nhấn 2 vị trí: chúng có 2 vị trí để bật tắt thiết bị được kết nối. Các công tắc này khá phổ biến và được bọc trong nhựa bảo vệ.
  • Công tắc nút nhấn kép: tương tự như loại công tắc 2 vị trí, công tắc nút nhấn kép có nút nhấn dùng để kết nối và một nút dùng để ngắt kết nối. Nút kết nối thường có màu xanh lục, nút ngắt kết nối thường có màu đỏ.
  • Công tắc nút nhấn thu nhỏ hoặc siêu nhỏ: Loại này có sẵn từ nhiều thương hiệu. Chúng thường được sử dụng để thiết lập các thiết bị điện tử nhỏ.
  • Công tắc nút nhấn giữ trạng thái: Loại nút nhấn này vẫn giữ nguyên trạng thái cũ cho đến khi được nhấn. Để mạch điện tử trở về trạng thái ban đầu ta phải nhấn thêm một lần nữa đổi với loại công tắc này.
  • Công tắc nút nhấn dùng cho PCB: các công tắc này được thiết kế để gắn trực tiếp lên mạch PCB.
Điện áp cấp cho công tắc nút nhấn
Chúng ta không nên mắc sai lầm khi một loại công tắc nút nhấn sẽ phù hợp với mọi thông số định mức dòng điện của mạch điện. Sự khác biệt cụ thể giữa công suất AC và DC thường được đánh dấu rõ ràng trên công tắc. Tốc độ ngắt mạch sẽ phụ thuộc vào việc kết nối với nguồn AC hay DC. Bản chất của tải điện cũng phải được xem xét, sự phù hợp tuỳ thuộc vào tải cảm hoặc tải trở.

Đăng nhập