25/06/2022
0

Giới thiệu, phân loại, ứng dụng của cảm biến

Hiện nay, chúng ta thường sử dụng các loại cảm biến trong các thiết bị điện tử xung quanh chúng ta, như cảm biến hồng ngoại sử dụng trong các loại remote điều khiển, hệ thống chiếu sáng tự động trên các con phố, v.v ... Vậy nhưng, cảm biến là gì? Có bao nhiêu loại cảm biến? Ứng dụng của nó ra sao? thì không phải ai cũng biết rõ. Trong bài viết này, thegioiic sẽ giúp các bạn hiểu được về một số loại cảm biến thường dùng để các bạn có được cái nhìn tổng quan về các loại cảm biến.

Cảm biến là gì?
Có rất nhiều khái niệm để nói về cảm biến, tuy nhiên về cơ bản thì chúng đều giống nhau. Chúng ta có thể hiểu đơn giản cảm biến là loại thiệt bị điện tử dùng để cảm nhận những thay đổi về trạng thái hay quá trình vật lý, hoá học hay sinh học của môi trường cần khảo sát và biến đổi thành tín hiệu điện để ta có thể thu thập thông tin về trạng thái hay quá trình đó.
Chúng ta cũng có thể nói theo một cách khác, cảm biến là thiết bị dùng để cảm nhận biến đổi các đại lượng vật lý và các đại lượng không có tính chất điện cần đo thành các đại lượng có thể đo và xử lý được.




Phân loại cảm biến
Phân loại cảm biến theo nguyên lý chuyển đổi giữa đáp ứng và kích thước:
  • Cảm biến vật lý: Sóng điện tử, ánh sáng, nhiệt độ, áp suất, ...
  • Cảm biến hoá học: Độ ẩm, độ PH, ...
  • Cảm biến sinh học: Biến đổi sinh hoá, biến đổi vật lý, ...
Cảm biến chủ động và cảm biến bị động:
  • Cảm biến chủ động không sử dụng điện năng bổ sung để chuyển sang tín hiệu điện. Ví dụ như cảm biến áp điện làm từ vật liệu gốm, chuyển áp suất thành điện tích trên bề mặt.
  • Cảm biến thụ động có sử dụng điện năng bổ sung để chuyển sang tín hiệu điện. Như là các photodiode dùng trong cảm biến ánh sáng, tuỳ theo mức độ ánh sáng nhận vào mà thay đổi giá trị điện trở tương ứng.
Phân loại theo nguyên lý hoạt động
  • Cảm biến điện trở: Hoạt động dựa theo duy chuyển con chạy hoặc góc quay của biến trở hoặc sự thay đổi điện trở do co giãn vật dẫn.
  • Cảm biến cảm ứng điện động: Chuyển đổi chuyển động sang điện như microphone.
  • Cảm biến điện dụng: Sự thay đổi điện dung của cảm biến.
  • Cảm biến từ trường:
  • Cảm biến áp điện: Chuyển đổi áp suất sang điện.
  • Cảm biến quang: Các loại cảm biến loại CMOS, các photodiode.
  • Cảm biến nhiệt độ: Cặp lưỡng kim, kim loại bán dẫn.


Vai trò của cảm biến trong tự động hoá
Cảm biến có vai trò quan trọng các bài toán điều khiển quá trình nói riêng và trong các hệ thống điều khiển tự động nói chung.
Là thiết bị có khả năng cảm nhận những tín hiệu điều khiển vào hoặc ra.
Có vai trò đo đạt các giá trị.
Giới hạn cảm nhận với các đại lượng vật lý cần đo.
Ứng dụng cảm biến trong dây chuyền đóng gói trong công nghiệp

Ứng dụng của cảm biến
Thiết bị cảm ứng là một sản phẩm công nghệ tiên tiến được sử dụng trong nhiều lĩnh vực của đời sống xã hội như: trong sinh hoạt, trong kinh doanh thương mại, trong bảo mật, trong vận tải hàng không,...
Cảm biến là thiết bị có thể nhận biết được vật ở cự li nhất định theo lập trình của nó mà không phải chạm vào vật.
Chúng ta có rất nhiều loại cảm biến như: cảm biến nhiệt, cảm biến không khí, cảm biến âm thanh, cảm biến màu sắc, cảm biến tần số, cảm biến từ trường… Mỗi loại cảm biến có những ứng dụng khác nhau.
  • Trong sinh hoạt thiết bị cảm biến chúng ta thường thấy là như cảm biến âm thanh (vỗ tay tắt đèn), cảm biến từ trường (ra khỏi phòng đèn tự tắt), cảm biến hồng ngoại (remote điều khiển) ....
  • Trong sản xuất công nghiệp thì thiết bị cảm biến chủ yếu để ngắt dòng điện khi quá tải, nóng hoặc bị ẩm để bảo vệ thiết bị điện an toàn.

Đăng nhập