Chuẩn H323

16/03/2012 0 3504

Kiến trúc H.323 nền tảng cho dịch vụ thoại IP

 


Điện thoại IP ngày càng trở nên hiệu quả nhờ vào sự phát triển mạnh mẽ của mạng máy tính. Trong việc xử lý tín hiệu, kỹ thuật nén cho phép tín hiệu thoại được nén ở tốc độ bit rất thấp mà vẫn giữ được chất lượng. Băng thông rộng cho phép điện thoại IP tăng khả năng tìm đường và thực hiện các dịch vụ như chuyển mạng. Thêm vào đó sự phát triển các thiết bị IP với công nghệ ngày càng cao cho phép mô hình IP ngày càng mở rộng.

Mặt khác, PSTN-Public Switched Telephone Network/ Mạng điện thoại truyền thống đã tồn tại và phát triển từ trước đến nay bảo đảm độ tin cậy cao và dễ sử dụng. Người dùng vốn đã quen với hình thức sử dụng điện thoại thông thường là nhấc máy, nhận được tín hiệu chuông từ tổng đài rồi quay số điện thoại cần gọi tới. Điện thoại PSTN lại có thể sử dụng rộng rãi trong xã hội. Với những ưu điểm và thế mạnh của PSTN, mô hình điện thoại IP không thể dễ dàng thay thế trong một thời gian ngắn mà trước hết đòi hỏi sự kết hợp chặt chẽ giữa hai mô hình này và đó cũng là mục tiêu phát triển chủ yếu của công nghệ viễn thông hiện tại. Việc kết nối giữa hai mạng chủ yếu dựa trên nền tảng chuẩn H.323 của tổ chức ITU-T. Bài viết này giới thiệu khái quát về kiến trúc chuẩn H.323 - nền tảng trong thiết kế các dịch vụ thoại IP.

 

Thành phần cơ bản

1. Thiết bị đầu cuối

 

 Chuẩn H323 (Phần 1) 1.bmp

 

Hình 1. Cấu trúc thiết bị đầu cuối H.323

Một thiết bị đầu cuối H.323 có thể bao gồm các phân tử được thể hiện trên Hình 1. Các phần tử này có thể được chia làm 2 loại: Các phần tử không nằm trong phạm vi của khuyến cáo H.323 và phần tử thuộc phạm vi khuyến cáo H.323.

Các phần tử nằm ngoài phạm vi H.323

Thiết bị vào/ra video (Video I/O Equipment) bao gồm: camera, màn hình và các thiết bị điều khiển xử lý nén tín hiệu video và thực hiện chức năng phân chia khung hình.

Thiết bị vào/ra audio (Audio I/O Equipment) bao gồm: micro, loa, máy điện thoại, thiết bị trộn ghép các kênh audio và thiết bị khử tiếng vọng.

Thiết bị vào/ra dữ liệu: Sử dụng giao tiếp T.120 hoặc dịch vụ dữ liệu khác trên kênh dữ liệu.

Giao tiếp mạng LAN: Cung cấp giao tiếp với mạng LAN hỗ trợ báo hiệu và mức tín hiệu tùy theo các chuẩn quốc gia và quốc tế.

Giao tiếp người dùng: Cung cấp giao tiếp cho việc điều khiển hệ thống và sử dụng các dịch vụ.


Các phần tử nằm trong phạm vi H.323

Bộ mã hóa và giải mã video: Mã hóa và giải mã tín hiệu video theo chuẩn H.261 QCIF (Quarter Common Intermediate Format). Ngoài ra, còn có các chuẩn H.261 CIF,  H.263 SQCIF, SQCIF, CIF, 4CIF  và 16CIF. Phần tử này là tuỳ chọn. 

Bộ mã hóa và giải mã audio: Mã hóa và giải mã tín hiệu audio theo chuẩn G.711, G.722, G.728, G.729, MPEG 1 audio và G.723.  

Bộ đệm nhận tín hiệu: Có tác dụng điều khiển trễ trên đường nhận tín hiệu, thực hiện chức năng cộng thêm trễ vào các gói tín hiệu để đạt được đồng bộ. Ngoài ra nó cũng có thể dùng để thực hiện đồng bộ giữa các luồng tín hiệu.

Khối điều khiển hệ thống: Có nhiệm vụ điều khiển và giám sát mọi hoạt động của thiết bị trong mạng. Khối điều khiển hệ thống gồm có 3 chức năng điều khiển độc lập nhau: điều khiển H.245, điều khiển cuộc gọi và điều khiển RAS.

2. VoIP Gateway/ Cổng kết nối điện thoại IP

  

 

 Chuẩn H323 (Phần 1) 2.bmp

Hình 2.Mô Hình kết hợp giữa mạng PSTN và mạng IP

Gateway là phần tử không nhất thiết phải có trong một giao tiếp của các phần tử H.323, nó đóng vai trò làm phần tử cầu nối và chỉ tham gia vào cuộc gọi khi có sự chuyển tiếp từ mạng H.323 (ví dụ LAN hoặc Internet) sang mạng phi H.323 (ví dụ mạng chuyển mạch kênh SCN - Switched Circuit Network hoặc mạng chuyển mạch điện thoại PSTN).

 

Nguồn: planet

Đăng nhập

Chat